Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng là những quy chuẩn giúp cho việc thiết kế ánh sáng hài hoà với không gian. Đây là điều cần thiết để hoàn thiện một không gian đẹp và đạt đúng chức năng cần có. Ánh sáng phù hợp có thể nâng cao tinh thần thoải mái thư giãn, hoặc tăng sự tập trung và thúc đẩy hiệu quả công việc… Ngược lại nếu không tuân theo những tiêu chuẩn cơ bản, hệ thống chiếu sáng nhân tạo có thể trở thành thảm họa.
Sơ lược về các tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng
Quy trình thiết kế chiếu sáng chuẩn
Khi thiết kế chiếu sáng, bạn tuyệt đối không nên lao vào chọn lựa loại đèn ngay từ đầu. Để tạo dựng một hệ thống ánh sáng đẹp, chuẩn và đảm bảo hiệu quả thì nên thực hiện lần lượt các bước dưới đây:
- Vẽ sơ đồ mặt bằng của khu vực chiếu sáng
- Xác định nhu cầu chiếu sáng: Chiếu sáng chung; ánh sáng cho công việc; thư giãn; giải trí hay trang trí, triển lãm…
- Xác định bầu không khí cần tạo dựng.
- Tính toán chi phí thực hiện: Phí thiết kế, trang thiết bị, quá trình lắp đặt, bảo dưỡng và mức độ tiêu hao năng lượng của hệ thống ánh sáng.
- Sau khi đã tính toán đầy đủ các phương án chiếu sáng, chi phí thực hiện và vận hành thì bạn mới nên cân nhắc đến việc chọn mua loại đèn/nguồn sáng phù hợp.
Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng chung cho các không gian
Các thông số để xem xét một nguồn sáng được thiết kế đạt tiêu chuẩn gồm:
- Độ rọi (lux – lm/m2) : Mật độ năng lượng ánh sáng trên một đơn vị diện tích
- Chỉ số hoàn màu (CRI): Nhận biết độ trung thực của màu sắc vật thể khi được nguồn sáng rọi vào. Chỉ số chuẩn ở mức 70 – 80
- Mật độ công suất (W/m2): Tiêu chuẩn đo lường công suất phù hợp. Mật độ công suất quá cao sẽ gây tốn điện và lãng phí.
- Hệ số chống chói: Là mức độ phản chiếu của ánh sáng vào đôi mắt. Nguồn sáng quá chói sẽ khiến mắt nhức mỏi, về lâu dài gây suy giảm thị lực.
Dưới đây là một số tiêu chuẩn chiếu sáng theo quy định hiện hành tại Việt Nam:
Các tiêu chuẩn này là yếu tố mang lại hiệu quả phát sáng đến tối ưu, giúp người dùng được đáp ứng đủ lượng ánh sáng trong một khu vực.
Lưu ý để kiểm soát và tránh phản chiếu độ chói từ nguồn sáng. Bạn nên kết hợp lựa chọn màu sơn tường và vật liệu bề mặt sàn, tủ, mặt bàn, gương… một cách hợp lý.
Ngoài ra, việc thiết kế phải đảm bảo có đủ các lớp ánh sáng khác nhau được phân bổ đồng đều (chiếu sáng xung quanh, ánh sáng tác vụ, ánh sáng điểm nhấn), có đổ bóng khi cần thiết để làm nổi bật vẻ đẹp kiến trúc và bổ trợ cho chức năng hoạt động của không gian
Ánh sáng ban ngày nên được tận dụng một cách tối đa, giảm thiểu nhu cầu sử dụng ánh sáng nhân tạo.
Mỗi một khu vực đều có tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng riêng
Một số tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng khác:
Có nhiều loại đèn với kiểu dáng, đặc điểm và tính năng riêng biệt. Cho dù chọn loại đèn nào thì bạn cũng nên tuân theo những tiêu chuẩn sau:
Nhiệt độ màu ánh sáng
Nhiệt độ màu có thể dao động từ 2700K – 6500K và phải được lựa chọn phù hợp dựa vào chức năng chiếu sáng. Nhiệt độ màu ảnh hưởng đến không gian bạn muốn tạo ra cho căn phòng.
Tản nhiệt
Nguồn sáng phải tản nhiệt tốt để tránh quá nhiệt cho đèn, hệ thống dây điện và các thiết bị phụ trợ, đảm bảo tuổi thọ cho toàn hệ thống chiếu sáng.
Khả năng tương thích với hệ thống điện hiện có
Các loại nguồn sáng sử dụng điện áp thấp cần có bộ chuyển đổi điện áp để bảo đảm hoạt động ổn định.
Bảo toàn và tiết kiệm năng lượng
Nên đảm bảo ít nhất 75% lượng đèn trong nhà là loại sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
So với các loại đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang truyền thống, các loại đèn LED hiện đại thường có hiệu quả cao hơn, độ sáng, màu sắc đa dạng linh hoạt hơn và ít tiêu tốn năng lượng hơn.
Kiểu dáng đèn mang tính thẩm mỹ và hài hòa với không gian
Tính thẩm mỹ và hài hòa sẽ giúp các khu vực được chiếu sáng một cách chuyên nghiệp và tinh tế.
Ví dụ: Đèn led dây dán sàn hoặc đèn chùm mang lại nét đặc sắc và sự thu hút. Ngược lại, đèn âm trần mang cảm giác tự nhiên, đơn giản, không phô trương và tiết kiệm diện tích…
Khả năng tùy chỉnh linh hoạt
Để tiết kiệm năng lượng và phục vụ nhiều chức năng sử dụng khác nhau. Thì một thiết kế chiếu sáng chuẩn cần có tính linh hoạt và nhiều tiện ích. Có thể điều chỉnh bật/tắt; làm mờ độ sáng, thay đổi hướng chiếu sáng; thay đổi hiệu ứng chuyển động; thậm chí là đổi màu của nguồn sáng.
Có hai phương án thường được sử dụng để tùy chỉnh ánh đèn:
- Sử dụng công tắc điện
- Phụ kiện đèn thông minh có bộ hẹn giờ, ứng dụng cảm biến. Điều khiển từ xa hoặc điều khiển qua giọng nói
Nguồn sáng trong khu vực càng nhiều thì càng cần có bộ điều khiển để tránh hao tốn năng lượng.
Đèn thông minh đang là xu hướng thiết kế chiếu sáng phổ biến hiện nay
Đơn vị nào thiết kế chiếu sáng nội thất uy tín ?
Có thể thấy công việc thiết kế chiếu sáng không hề đơn giản mà cần có quy trình và tiêu chuẩn cụ thể. Tốt nhất nên được thực hiện bởi những người có chuyên môn để lựa chọn phương án chiếu sáng hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cho người dùng.
Tại LED Hạ Long, chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế chiếu sáng uy tín với hồ sơ năng lực dày dạn cùng kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án chiếu sáng thương mại cao cấp. Không chỉ giúp bạn tạo dựng hệ thống ánh sáng đầy tiện ích và đẹp lung linh, chúng tôi còn tư vấn lựa chọn các thiết bị đèn LED hiệu quả cao và có bảo hành lâu dài để đảm bảo toàn bộ hệ thống đèn được vận hành ổn định. Để biết thêm thông tin chi tiết, mời bạn liên hệ
Hotline 0866805638
Website: ledhalong.com
Keywords: thiết kế chiếu sáng nội thất, tiêu chuẩn chiếu sáng, thiết kế chiếu sáng, tư vấn thiết kế chiếu sáng